Ring ring
Giodong.hexat.com
Quan sắp đánh bố
Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có có dịp báo thù, liền cho đi bắt về. Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét: Ä Ðánh! Ðánh! Ðánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi! Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con: - Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy!
Quan lớn mua vàng
Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ. Một ông quan nọ vừa đến nhậm chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dỡ như cọp, mới bẩm: - Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được. Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi; - Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì? Chủ hiệu vàng đáp : - Con chờ quan lớn trả tiền cho. Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa? Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng. Quan nổi giận: - Nhà người lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!

Ông huyện với ông đồ
Có anh học trò thi đậu ông đồ ở đâu tới xứ chỗ ông huyện nhậm để dạy học, mà hay làm ra vẻ ông đồ lắm, đờn địch chơi bời phong lưu, ông huyện không ưa mới làm một bài thơ biếm chơi rằng: Tú tài đỗ những khoa mô? Làm tích trong nhà mặt tỉnh khô. Con trẻ ngất ngơ kêu cậu cống, Mụ già nhóc nhách gọi cha đồ. Ngày dài đờn phím nghe inh ỏi, Buổi vắng thơ ngâm tiếng ầm ồ. Ai khiến tới đây làm bậy bạ? Khen cho phổi lớn quá mơ hồ. Ông đồ nghe được thì bộ (hoạ) lại như vầy: Biển rộng mênh mông dễ cạn khô. Tuy chửa vẻ vang quyền cậu cống, Song đà tỏ rõ mặt ông đồ. Nhờ chút ơn Nghiêu nhuần phơi phới, Sá chí muôn Chích sủa ồ ồ. Căm loài thạc thử lòng tham cha, Ðố khoét cho tao lúa hết bồ.
Quan lái lợn làm cụ trong dân
ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại, xây một cái sinh phần đẹp. Tên này giàu có vì làm nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề đôi câu đối sau ở sinh phần hắn: - Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn). - Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu).
Cấu đối có chí khí
. Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng : - Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó? Ðứa học trò chí khí đối lại liền : - Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi? Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.
Quan rẻ thối
Có một ông quan huyện thấy cần phải đi hành hạt để xem dân tình trong huyện đối với mình ra sao. Chọn ngày lành tháng tốt quan lên đường. Ðể cho oai, quan bắt dân phi phải khiêng mình bằng một chiếc võng đòn con thật đẹp. Lại thêm một chiếc lọng xanh do một cậu lính vác cho ra vẻ. Ngày ấy là phiên chợ huyện. Quan muốn dạo chợ. Sắp đến đầu chợ, quan nghe trong một nhà bên phố, tiếng chồng bảo vợ: - Bà mày hôm nay không mua thịt chớ thịt rẻ lắm. Một quan phải hai người người gánh. Quan thịt rẻ thối như thế không biết đường mà mua. Nói xong chị ta còn đay lại: "Quan rẻ thối" Quan huyện biết lão này chửi xỏ mình, tức quá nhưng không biết trị làm sao được. Thấy lính hầu và dân phu có vẻ đắc ý cười tủm, quan tức quát chạy thẳng, không dạo chợ nữa.
Ẻ đầu vua
Một ông lý, miệng lúc nào cũng lu loa: "Có quan phụ mẫu ở trên đầu". Thằng bé - con ông - mới dăm bảy tuổi, một hôm thóc mách hỏi bố: - Ai ở trên đầu cha? - Quan phụ mẫu. - Quan phụ mẫu là ai? - Là quan huyện. - Trên quan huyện là ai? - Là quan tỉnh. - Trên quan tỉnh là ai? - Là các quan trong triều. - Trên các quan trong triều là ai? - Là vua. - Trên vua là ai? Ông lý bí. Nhưng sực nhớ mỗi khi đi xem tuồng, thấy vai vua ra sân khấu, khi nào cũng đội mũ có thêu hình hai con rồng chầu một cái hình tròn. Ông đáp: - Là con rồng. - Thế con rồng mót đi ẻ, ẻ đầu vua à?!
Phép lạ của nàng dâu
Thấy con dâu mới cưới về được vài tháng đã xanh xao vàng vọt, bố mẹ chồng để ý theo dõi mới biết nàng dâu vì giữ lễ phép với mình, phải nhịn đánh rắm nên mới như thế. - Thì con cứ việc đánh đi tội gì mà nhịn cho nó khổ! Bố chồng bảo thế, nhưng cô dâu cho biết cái rắm của cô đánh đâu phải bình thường, mọi đồ đạc phải khuân ra hết và mọi người phải lánh xa không thì hư hại. Ông bèn bảo mọi người làm theo y lời. Và cuối cùng một tràng rắm phát ra như tiếng sấm, căn nhà nghe tiếng răng rắc như có một trận gió mạnh lướt qua. Một hồi lâu mới mở cửa, người ta còn thấy cái hũ treo ở xà nhà vì quên khuấy, mà vẫn còn lúc lắc dữ dội. Từ đó bố chồng nhìn nàng dâu bằng con mắt khác trước, nếu không muốn nói là... kính nể. Một hôm trên đường đi chợ ông thấy có toán lính chừng vài trăm người đang ra sức đẩy một chiếc thuyền rồng bị mắc cạn trên bãi lầy. Nhưng bao lần tiếng "Hò khoan" cất lên, thuyền vẫn không nhúc nhích. Sốt ruột, ông buột miệng: "Hò khoa hò uậy, không bằng rắm dậy dâu tôi!" Bị bắt về tội ngạo mạn ông đành cho biết "cái lạ" của nàng dâu. Lập tức, họ bảo ông đưa về để mời cô ra giúp kẻo chậm trễ việc quan. Thế rồi trước mũi thuyền rộng, chị con dâu chổng mông làm một tràng rắm. Chiếc thuyền lao vùn vụt xuống nước. Quan lính nhìn nhau lác mắt.
Khỉ hiểu tiếng người
Có một ông quan nọ nuôi một con khỉ rất khôn ngoan. Một người hành nghề xiếc muốn trổ tài với chủ nhà, nói rằng y có thể làm cho khỉ cười, khỉ khóc được. Quan hứa sẽ thưởng tiền cho anh ta nếu anh ta thực hiện được theo lời nói. Ðược sự thoả nguyện của quan, anh ta đến thì thầm bên tai phải con khỉ, khỉ cúi đầu chăm chú nghe, rồi bỗng nhiên cười khà khà. Anh ta lại thì thầm bên tai trái, khỉ đột nhiên khóc nức nở. Ðến khi anh ta qua tai phải nói lần thứ hai, khỉ hoảng hốt chạy vào rừng, mất tích. Thế là quan mất con khỉ. Chẳng những không thưởng tiền cho anh ta, quan lại còn đòi bồi thường công lao dã nuôi khỉ bấy lâu. Anh không chịu, cãi lại vì đã thực hiện đúng như lời đã nói với chủ nhân. Lời qua tiếng lại, nội vụ được đưa ra toà. Toà thẩm vấn anh xiếc: - Tại sao nói mà khỉ cười? - Thưa, tôi nói quan và đồng nghiệp là những người thanh liêm, mẫn cán nhất nước. - Thế tại sao anh nói mà khỉ lại khóc? - Tôi nói, thần dân dưới sự cai trị của các ngài đều đói rách cùng cực. - Thế anh nói gì mà khỉ lại bỏ chạy vào rừng? - Dạ thưa, tôi nói: Khỉ có muốn làm vợ quan không?
Ăn no, to bãi
. Một vùn nọ, dên kêu ca đói kém, thiếu thốn mọi bề. Ðể kiểm tra tình hình thực tế, quan đích thân xuống thăm. Quan không cần đi vào nhà dân chúng để hỏi han, vì quan thừa biết họ sẽ không khai thật. Quan ra đồng, chỗ dân thường phóng uế. Sau khi xem xét kỹ lưỡng nhiều nơi quan cho tập họp dân lại rồi phán: - Ðứa nào kêu đói nữa, tao chém đầu! Tụi bây hãy ra đồng mà xem, đồng nào đống ấy to tướng. Người đời thường nói: "¡n no to bãi". Tụi bây kêu đói sao bãi tụi bây lại to vậy? Toàn là một bọn láo toét!
Quan và thằng ăn trộm
Lời khai của những người mất trộm, lão huyện thấy đây là một vụ trộm to.Lão sinh lòng tham. Chờ cho những người mất trộm về rồi, lão bắt tên trộm đem nộp cho lão tất cả số tiền và đồ vật đã trộm được, rồi tha về. Từ đó lão huyện quen mùi, hễ thấy đấu mất trộm là kêu ngay tên trộm kia đến, bắt nạp tiền, bằng không lão trị tội. Có đám tên trộm ấy không lấy, nhưng khỏi bị hạch sách lôi thôi, hắn cũng phải lễ quan cho yên tâm. Về sau tên trộm nghĩ ra một cách: mỗi lần trước khi đi ăn trộm, hắm đến trình quan. Khi đã lấy trộm được rồi, hắm đem nộp quan những vật quý. Tuy vậy lão huyện vẫn chưa mãn nguyện. Lão muốn cùng đi với tên trộm để chính mắt nhìn thấy những thứ lấy được. Song trước khi đi lão đòi tên trộm đến thử tài cho chắc. Lão bảo tên bợm: - Mày có tài ăn trộm vậy mày thế nào lấy được cái quần lĩnh vợ tao đang mặc, thì tao cho là tài. Nhưng tao phải cùm mày ở nhà giam, xem mày có tháo được cùm để ăn trộm không. Mày bằng lòng chứ? - Bẩm quan, quan đã thương đến con, con không dám chối từ. ... Sáng hôm sau, lão huyện đến nhà giam, thấy tên trộm đã lấy được quần vợ mình rồi. Lão lấy làm phục lắm. Lão bảo tên bợm: "Thôi từ nay ta sẽ theo mày đi..." Ðêm mồng một Tết, tên trộm đưa lão huyện đến một nhà giàu nọ. Hắn đục tường. Cả nhà ngủ say. Hai đức chui vào. Thấy trên bàn thờ còn khói hương nghi ngút và rượu thịt bày đầy, tên trộm bưng xuống: "Mời quan xơi". Hắn nói nhỏ với lão huyện : - Quan cứ việc ăn uống cho thoả thích, tôi đi rờ một mình, lấy được gì chuyển ra, khi nào đầy gánh.
Đắp chăn
Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo: - Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể. Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.
Phê đơn xin li dị
Hai vợ chồng nhà nọ xích mích với nhau đã lâu. Thấy khó lòng chung sống, chị vợ vác đơn lên quan huyện xin li dị để lấy chồng khác. Xem đơn, quan thấy việc xin li dị của chị vợ này không chính đáng, hơn nữa thấy chị ta cũng chẳng có lễ lạt gì, nên quan liền phê một câu vào đơn bàng chữ Hán" "Phố hồi cải giá bất đắc phu cựu", nghĩa là "Cho về lấy chồng không được, cứ chồng cũ". Chị ta không hiểu gì, vội mang đơn về nhờ thầy đồ trong xóm giảng hộ. Xem qua lời phê, thầy đồ biết ý quan huyện, song muốn nhân dịp này vạch cái dốt mà sính chữ của quan cho thiên hạ thấy. Ông bảo chị kia: - Thế là chị toại nguyện rồi đấy nhé. Lời quan phê, rành rành ra đây này. "Phó hồi cải giá" nghĩa là cho về lấy chồng khác", còn "bất đắc phu cựu" nghĩa là "không được trở về với chồng cũ". Ðược lời như cởi tấm lòng, chị kia lấy chồng ngay. Tự nhiên mất vợ, người chồng cũ phát đơn lên tỉnh kiện về việc quan huyện vô cớ phê chuẩn cho vợ mình đi lấy chồng khác. Bị quan trên quở trách là không nắm vững luật lệ, là ngu xuẩn, quan huyện tắc họng không dám cãi nửa lời. Ra khỏi tỉnh đường, quan huyện chửi đổng: - Cha cái lão thầy đồ nào đã bày cho nó cách ngắt câu! Từ đó quan cạch đến già không dám phê đơn bằng chữ Hán nữa.
Giả ơn con lợn
Có hai anh kết nghĩa đen sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp.Năm bảy phen nhứ thế, anh này giận lắm. Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào. Vào đến nơi, quan chào hỏi cồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng. - Tao giả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt ban cũ!
Trở về